VIẾT SỰ THẬT, SUÝT BỊ TREO BÚT !
- Thứ tư - 07/08/2013 08:55
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trong cuộc đời làm báo, tôi không thể quên được một trong nhiều kỷ niệm nghề nghiệp liên quan đến cấp trên và cơ quan chức năng có tính chất “dạy cho nhà báo một bài học”
Đầu năm 1982, tôi mới đi biên giới phía Bắc về, đang lạch cạch máy chữ gõ bài: “Thế đứng trên đỉnh mây mù”, viết về tinh thần trụ bảm của bộ đội ta trên mộtđiểm chốt biên giới chống Trung Quốc xâm lược. Nhà báo Hồng Phương, lúc đó là Thiếu tá, Phó phòng biên tập, gõ cửa phòng tôi, nói:
- Bồng lên gặp Tổng biên tập ngay!
Tôi xếp lại những trang viết đã đánh máy, vội lên gặp Thiếu tướng Trần Công Mân, Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân. Tôi từ tầng 3, nhà số 8-Lý NamĐế, vội xuống đất, đi qua mấy hàng sấu, qua Văn nghệ quân đội, sang phòng làm việc của Tổng bien tập báo QĐND, tại 7- Phan Đình Phùng.
Thiếu tướng đưa tôi xem bản báo cáo về thành tích sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Khi ấy, mới giải phóng được 7 năm, tỉnh Quảng Nam nhập với Đà Nẵng, sau này mới tách ra.
Bản báo cáo nêu bật thành tích của tỉnh về phát triển nông nghiệp, theo sát chỉ đạo của Trung ương và Bộ về mở rộng diện tích trồng lúa, một trong những địa phương lập nhiều thành tích xuất sắc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương vềchuyển đổi, tập trung phát triển 7 vùng nông nghiệp chuyên canh lúa.
Thiếu tướng Tổng biên tập nói:
- Cậu đi ngay ngày mai, tuần sau về. Nông nghiệp nay đang rất chú trọng, đến địa phương cần đi sâu, điều tra kỹ, viết kinh nghiệm nêu điển hình càng tốt. Viết cho ngon vào!
Thông thường, bài chuyên về kinh tế đã có phóng viên Phòng biên tập kinh tế. Sắp kỷ niệm 30-4, Tổng biên tập muốn tôi đi viết bút ký về vùng đất giàu truyền thống cách mạng ở miền Nam, phân công tôi đi.
Sáng hôm sau, tôi chuẩn bị ba lô, túi xách, máy ảnh, sang gặp tài vụ ứng tiền, nhờnhà báo Nguyễn Phúc Ấm đèo xe đạp ra ga Hàng Cỏ. Ga chật đông người. Tôi vào mua vé. Đông người, chen chúc, lại thấy phía trước có cả gần chục cục gạch, tôi nghĩ có khi mình không mua được vé, lỡ chuyến tàu, thì gay, làm sao kịp đi Đà Nẵng? Cũng cần nói thêm về những cái cục gạch. Đó là những viên gạch vỡ, có quyền “đại diện” cho một người khi xếp hàng mua cái gì đó, cái thời mà người dân kêu là “Xếp hàng cả ngày”. Xếp hàng lâu, mỏi chân, người ta có sáng kiến mượn cục gạch thay cho người đứng xếp hàng. Nhìn cục gạch vô tri vô giác là vậy, nhưng nó có chủ cả. Người đặt cục gạch không rời đâu xa, ngồi ngay cạnh đó, canh chứng cái“vật thế thân” của mình. Ai không biết, đá cục gạch đi là sinh ra cãi cọ và có khi ăn đấm dễ như chơi.
Dạo đó, cả nước thiếu lương thực trầm trọng. Cả báo Quân đội và Tạp chí Văn nghệ quân đội chung một bếp ăn tập thể, do ông “Điềm thuốc lào” làm quản lý. Nhà báo, nhà thơ, nhà văn hàng ngày vẫn gặp nhau trò chuyện, cùng chung bàn ăn. Bữa ăn chỉ có một đĩa lạc tẩm muối rang mặn, muối bọc trắng cả hạt lạc và một tô canh rau muống, toàn cơm độn bo bo, sắn khô, khoai lang khô hoặc có khi ăn đồ ngoại là bánh mì nhập từ trời Âu về, bánh mì có rắc “mọt”. Vì bột bánh mì để lâu, bảo quản kém, bị mất chất, đầy những con mọt màu đen như con chấy cái, nhưng ông Điềm quản lý nhà ăn cứ cho trộn nháo nhào, nhiều mọt quá, làm sao mà nhặt? Nhà báo Hà Đình Cẩn nói: “Không sao, nấu chín rồi, nhai và nuốt, mọt cũng coi như thực phẩm, thế là sống được rồi”. Chị Lan nấu bếp, vợ nhà báo Trần Ngọc, còn nói đùa với tôi: “Chú Bồng đi biên giới may mà không phải ăn đạn, thế là chị mừng rồi. Về ăn “bánh mọt” có mấy hôm mà săn chắc da thịt”.
Bánh mọt là thứ bột mì bị mọt đem hấp thành bánh. Gọi là bánh, nhưng đó chỉ là thứ bột mì cho nước nhào cho nhuyễn đều, rồi nắm tròn lại như chiếc bánh bao thời nay. Sau đó, đem hấp. Một bữa ăn mỗi người đang sức trai chỉ được hai nắm mì mọt, đói muốn chết.
… Cái đúng của chủ trương quy hoạch 7 vùng trông lúa chuyên canh thời đó là để tập trung giải quyết vấn đề lương thực.
Nhưng cái sai là do tác phong quan liêu, không đi sát thực tế cơ sở, không đi điều tra khảo sát kỹ. Hầu như cứ ngồi trên bàn giấy, nhìn bản đồ mà thấy vùng nào ven các con sông lớn là khoanh lại nằm trong quy hoạch vùng lúa chuyên canh…
Tôi vào Quảng Nam-Đà Nẵng. Chánh Văn phòng UBND tỉnh bố trí nghỉ phòng khách, rồi nói với tôi:
- Anh Bồng, chờ tôi xin ý kiến lãnh đạo, đi vùng nào sẽ có người đưa đi.
Tôi nói:
- Không cần phải phiền người khác, anh ạ! Văn phòng cho ăn nghỉ là tốt lắm rồi. Sáng mai tôi sẽtự đi.
Chánh Văn phòng hỏi:
- Anh đi đâu?
- Cũng chưa tính, tùy cơ ứng biến mà.
Chánh văn phòng gãi tai, rồi nói:
- Vậy, tùy anh nhé, mai cứ đi, hôm sau về lại gặp nhau.
Nghềlàm báo ra Bắc vào Namnhiều, ga Đà Nẵng tôi cũng qua nhiều lần. Nhưng nay mới có dịp vào công tác.
Tôi nghĩ, tỉnh này có huyện Điện Bàn, quê hương anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, một vùng quê truyền thống cách mạng. Thế là tôi đi Điện Bàn. Đến huyện ủy Điện Bàn, tôi thấy có cả hơn 50 chục nông dân đứng gần khắp sân Huyện ủy. Bí thư Huyện ủy Lê Văn Chân, Thiếu tá quân đội chuyển ngành ra dân sự theo chủ trương tăng cường cho cấp huyện. Ông nói:
- Dân kéo lên huyện thưa kiện đấy!
- Chuyện gì anh?
- Mấy năm nay trồng lúa đói, dân đang đòi cho bà con được trở lại nghề truyền thống là trồng dâu nuôi tằm, trồng dưa hấu. Trên chủ trương thì dưới phải làm, nhưng kỳ thực đất này mà bắt dân trồng lúa thì đói là cái chắc.
Mấy ngày ở Điện Bàn, tôiđược biết, huyện này ven sông Thu Bồn, sông Thanh Quýt, đất tự nhiên rất nhiều phù sa. Nhưng chủ yếu là đất bãi ven sông, đất cát pha, từ lâu người nông dân nớiđây đã quen nghề trồng dâu nuôi tằm, trồng dưa hấu bãi bồi.
Với điều kiện đất đai như vậy, muốn đưa cây lúa và màu vào thâm canh tăng vụ thì phải kèm theo một hệ thống thuỷ lợi đồng bộ, có bờ vùng, bờ thửa, mương tưới, mương tiêu. Điều kiện đáng cân nhắc trong việc lên quy hoạch trồng trọt, bên cạnh những căn cứ về đất đai, khí hậu, giống cây trồng, còn phải chủ ý đến thói quen và kỹ năng của người lao động.
Con gái Gò Nổi, Kỳ Lam
Ươm tơ thật khéo, chăn tằm giỏi giang
Bảo em đi cấy ruộng làng
Hàng sông thưa thớt, hàng ngang thì dày.
Cấy lúa nước thì hàng sông phải dày, hàng ngang phải thưa. Khi người dân nơi đây từ xa xưa chưa quen nghề trồng lúa thì cấy ngược cách như vậy. Câu ca dao từ những năm xa xưa ấy đã không định kỹ năng lao động cái "thói quê lề đất" của vùng Gò Nổi, Kỳ Lam. Quy hoạch thâm canh đầu năm 1976 chuyển vùng bãi bồi Điện Quang thành vùng chuyên canh lúa là không hợp lý.
Người dân Gò Nổi ai cũng quen thuộc những câu hò:
Cây đa mô cao bằng cây đa Bàng Lãnh
Đất mô thanh cảnh bằng đất Bảo An
Em là con gái Quảng Nam
Xuôi đò Cửa Đại ghé sang hòn Chàm.
Bàng Lãnh ở trung tâm Gò Nổi, nay là xã Điện Trung. Thời Nhà Nguyễn gọi vùng này là Bảo An nay là xã Điện Quang; còn hòn Chàm, tức Cù lao Chàm, cách thị xã Hội An gần 20 km về phía đông.
Từ thời xa xưa, đất Bảo An đã nổi tiếng là miền quê đẹp giàu "Nhất thương con gái Bảo An, nhất yêu sợi kén tơ tằm Kỳ Lam”… Lê Quý Đôn trọng cuốn Phủ biên Tạp lục đã viết: "Xứ Quảng Nam là đất phi nhiêu nhất thiên hạ. Người Điện Bàn trồng dâu quen tay có tiếng, biết dệt vải lụa vóc đoàn lĩnh là, hoa màu khéo đẹ .Ruộng đồng ở đây rộng rãi, gạo lúa tốt đẹp, trầm hương , tóc hương, sừng tê, ngà voi, vàng bạ , đồi mồi , bông, sáp, đường, mật, cau, hồ tiêu, cá, muối , ...đều sản xuất ở đây ".
Tôi nghĩ, một vùng quê vốn từ xa ưa trù phú như vậy, mà chiến tranh tàn phá, con người tự hãm nhau, có khi còn nói dối nhau, để dân đói thế này.
Tôi quyết định không viết bài theo kiểu dựa vào báo cáo thành tích. Dạo đó, viết bài nêu thực trạng, nói dân đói, dân thưa kiện, nhất là nói chủ trương sai, nghị quyết sai là khó lắm.
Tiêu đề phóng sự đăng dài kỳ trên báo Quân đội nhân dân của tôi là “Vùng hạ lưu Thu Bồn”, nghe cũng nhẹ nhàng cho “dễ lọt”. Tôi nộp bài cho Trưởng phòng biên tập lúc gần trưa, thì khoảng 3 giờ chiều, Tổng biên tập gọi tôi lên. Ông ngồi im một lúc rồi hỏi:
- Cậu đi cả tuần, sao về viết bài như thế này? Mà đây lại là bài phê bình chủ trương, đường lối phát triển quy hoạch chuyên canh lúa của Đảng. Đâu phải như trước hôm cậu đi tôi đã giao việc?
Tôi ngồi lặng im, xem Tổng biên tập còn “phán” gì không.
Ông hất hàm, động viên:
- Có gì thì nói đi!
Tôi chần chừ rồi mạnh dạn báo cáo với Tổng biên tập toàn bộ thực tế tai nghe mắt thấy ở Điện Bàn. Nghe xong, trầm tư suy nghĩ một lúc, Thiếu tướng Trần Công Mân nói:
- Tư liệu đưa vào bài viết có chắc chắn không?
Tôi nói là rất thực tế, nếu có gì sai tôi chịu trách nhiệm.
- Hứ, chịu trách nhiệm? Kể cả hạ cấp, treo bút?
- Vâng ạ!
… Bài báo đăng lên đúng dịp Đại hội Đảng toàn quốc Lần thứ 5 đang diễn ra tại Hội trướng Ba Đình. Các đại biểu dự Đại hội Đảng đều đọc.
Báo đăng kỳ phóng sự thứ nhất được một ngày, tôi phải lên phòng khách của Tòa soạn số 7-Phan Đình Phùng tiếp 3 vị cán bộ ở Ban Nông nghiệp Trung ương và Bộ Nông nghiệp. Họ nói là đến Tòa sọan gặp tác giả để trao đổi về những nội dung báo nêu.
Một người nghiêm mặt hỏi:
- Đồng chí là Bùi Văn Bồng?
- Vâng, tôi đây ạ!
- Tưởng “cứng tuổi’rồi, thế mà còn trẻ quá!
- Dạ, vậy là sao ạ?
- Là viết bài mạnh tay như thế, thường là nhà báo có sạn đầu rồi, sao đồng chí còn quá trẻ mà dám viết...?
- Dạ, xin hỏi các anh, các bác, bài báo có gì sai ạ?
Một vị có vẻ hơi bị trực tính, nói:
- Đất nước thồng nhất đã 7 năm rồi, đồng chí viết trong bài, nói là dân vùng kháng chiến xưa còn đói, do chủ trương trồng lúa sai, thế là không được.
Nghe câu đó, tôi hỏi lại:
- Đói cả nước chứ có riêng vùng nào đâu? Thế chỗ cơ quan các bác không phải ăn độn bo bo, sắn "gạc nai", ăn bánh mì mọt à?
Người ngồi cạnh vỗ nhẹ vai của ông đang nói là không có ai bị đói; rồi nháy mắt, ý là thôi, đừng nói nữa. Rồi ông ta có vẻ ôn tồn:
- Đất nước đang khó khăn về lương thực, chủ trương quy hoạch các vùng chuyên canh lúa là giải quyết vấn đề cấp bách về lương thực, Hơn nữa, dịp này đang Đại hội Đảng, đồng chí lại nói “quy hoạch trong bốn bức tường, trên bàn giấy”, lại ám chỉ quan liêu…Sao đồng chí lại viết như vậy?
Không biết lúc đó mệt, đói bụng, hay khó chịu vì cách nói của họ, tôi nói luôn:
- Dạ thưa…Các bác, các anh. Các cụ, các bác, các anh đã đến tận Điện Bàn, đến cả nhà riêng của cụ Thoàn, thân sinh anh Trỗi, thấy cụ đang phải ăn ngày hai bữa cháo chưa ạ? Các anh hùng, dũng sĩ Trần Thị Vân, Trần Thị Lý cũng kêu là cần giúp dân trở lại nghề trồng dâu nuôi tằm...
Họ nhìn nhau. Liếc xéo, rồi nhìn xoáy vào tôi. Một vị nói:
- Chúng tôi chưa đến, nhưng hiểu hết. Báo cáo của địa phương và các cán bộ chuyên ngành cho thấyđiều mà đồng chí nêu trong bài báo là phản ứng lại việc khoanh vùng trồng lúa…
- Báo cáo các đồng chí! – Tôi đổi cách xưng hô, và nói lièn một mạch – Tôi không hề có ý phản ứng chủ trương mở rộng các vùng chuyên canh lúa. Tôi chỉ nói lên thực trạng là quy hoạch cũng phải tùy vùng, tùy nơi. Không thể cứ ven sông là bắt dân trồng lúa. Tôi chỉ khoanh hẹp bài viết ở một số xã vùng Gò Nổi, lý giải như trong bài các anh đã đọc. Trồng lúa ở vùng này hoàn toàn không phù hợp thổnhưỡng, thủy lợi, trình độ canh tác, kinh nghiệm và kỹ năng nhà nông. Các đồng chi sắp xếp vào trong đó một chuyến đi, dân đói, kiện xã, xã chỉ lên huyện... Huyện có mấy bản báo cáo rồi, nhưng vẫn chưa được giải quyết. Bài phóng sự“Vùng hạ lưu Thu Bồn” tôi viết đúng sự thật, không có gì sai, thậm chí mới chỉ nêu gần một nửa sự thật. Nếu các đồng chí điều tra, kiểm tra, xác minh thấy tôi viết sai các đồng chí cứ đề nghị Tòa soạn kỷ luật.
Trao đổi một lúc, hỏi cặn kẽ thêm, nhiều chỗ như lục vấn. Trước khi ra về, một vị dịu giọng:
- Hỏi đồng chí vậy thôi, cho rõ. Có gì chúng ta còn làm việc tiếp, nếu cần!
Hôm sau, Tổng biên tập nói với tôi:
- Sau khi gặp cậu, họ lên phòng làm việc gặp lại tôi lần nữa và nói rằng: “Phóng viên của anh nói cũng có lý, chúng tôi sẽ về bàn bạc thêm”...Vậy cũng tạm ổn, không có chuyện gì.
Thế đấy, nhà báo cần trung thực, có trách nhiệm với bài viết, có khả năng phân tích và bản lĩnh là rất tốt. Cái chính là bài viết phải đảm bảo phản ánh trung thực, đúng thực tế, đủ chứng lý, khi bị “lục vấn” là phải cứng cỏi, có lý, có tình, bảo vệ được cái đúng, phê phán cái sai thì khó ai có thể làm gì được.Tôi chào Tổng biên tập và xin phép về phòng làm việc. Ông nói:
- Bài này còn đăng tiếp, không dừng, không bóc đi. Thế đấy! Cậu nên nhớ, viết cái gì mà đụng đến chủ trương một chút thôi, dù có phản biện đúng, phê đúng, là bị "sờ" ngay, người viết cần đủ chứng lý, dám chịu trách nhiệm về bài viết của mình; người duyệt cho đăng cũng cần bản lính, chính kiến và có trách nhiệm với chữ ký...
Biết chuyện, một hôm sau bữa cơm trưa, nhà thơ Thu Bồn đang ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội ăn chung bếp với báo QĐND, nói khẽ với tôi: "Thời này nó thế, viết phải lách, nều cứ sự thật tương lên không khéo bị nó ... thịt".
Tổng biên tập Trần Công Mân là người hiền mà bản lĩnh mạnh, không như người khác hơi chút là xin ý kiến trên. Đó là một Tổng biên tập luôn luôn giữ vững lập trường, chính kiến của mình, ghét thói nịnh hót; ông không tâng bốc, tâng công với ai, dám nói, dám nghĩ, dám làm và nhất là dám chịu trách nhiệm. Gặp sự chỉ đạo, chỉ giáo mà không đúng thì không dễ gì ông phải làm theo. Ông tôn trọng phóng viên, biết thế mạnh, điểm yếu của từng người. Bài nào ông còn nghi hoặc, thấy chưa chắc chắn thường trao đổi trực tiếp với phóng viên, người trực tiếp đi cơ sở, bám sát vấn đề, kèm theo những nhận xét, phân tích, ít khi giao cho Trưởng phòng Biên tập gặp phóng viên rồi nghe báo cáo lại...
Thời kỳ đó, Ban biên tập báo QĐND là một Ban biên tập mạnh, có tâm, có tài, giàu bản lĩnh, lấy uy tín tờ báo với bạn đọc làm tiêu chí hàng đầu. Uy tín báo QĐND thời đó rất cao trong lòng bạn đọc.
Chắc ai cũng nhớ: Năm 1987, trên báo Quân đội nhân dân xuất hiện bài báo “Sự thật về nhà ở của đồng chí Tô Duy” đã gây chấn động dư luận. Ông Tô Duy là Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước, hàm ngang Bộ trưởng. Động đến một vị lãnh đạo, hàm Bộ trưởng là một chuyện “động trời” vào thời kỳ đó. Theo bài báo nêu thì ông Tô Duy với cương vị là Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước đã lạm dụng chức quyền và ảnh hưởng của mình để chiếm dụng quá tiêu chuẩn diện tích nhà ở (tham nhũng) nên đã gây tình trạng mất đoàn kết nghiêm trọng ở cơ quan và dư luận xã hội. Đơn thư gửi đến nhiều cơ quan, trong đó có báo Quân đội nhân dân (QĐND). Nhà báo Trần Đình Bá, đồng đội, đồng nghiệp của tôi tâm sự: "Nhận được thư của bạn đọc, tôi hiểu rằng nếu có làm vụ này sẽ động đến vùng cấm. Những cán bộ cao cấp như ông Tô Duy đều thuộc quyền quản lý của Ban Bí thư, Bộ Chính trị. Nhưng, chịu Thủ trưởng Mân, thời đó mà rất bản lĩnh, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước quyết định của mình thì mới đưa vụ này lên báo được"...
Về bài phê phán cái sai trong việc bắt dân Gò Nổi trồng lúa, điều cần ghi nhận về sự kịp thời sửa sai của Trung ương và Bộ Nông nghiệp là chỉ vài vụ sau, nông dân vùng ven sông Thu Bồn có nghề trồng dâu nuôi tằm được bỏ cây lúa, tiếp tục nghề truyền thống trên đồng bãi của mình. Những nồi ươm tơ, khung dệt, nong tằm, giá kén đã mốc meo, hư hỏng được lau chùi, sửa lại và đem ra sử dụng. Một lần ra Hà Nội họp, ông Chân, Bí thư Huyện ủy, đem ra hai kg lạc (đậu phộng) và một kg cá khô, thăm và ngỏ lời cảm ơn tác giả.
Câu chuyện đặc sệt nghề nghiệp này cách đây đã hơn 30 năm, lần ấy tôi cứ tưởng mình sẽ bị kỷ luật treo bút!
- Bồng lên gặp Tổng biên tập ngay!
Tôi xếp lại những trang viết đã đánh máy, vội lên gặp Thiếu tướng Trần Công Mân, Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân. Tôi từ tầng 3, nhà số 8-Lý NamĐế, vội xuống đất, đi qua mấy hàng sấu, qua Văn nghệ quân đội, sang phòng làm việc của Tổng bien tập báo QĐND, tại 7- Phan Đình Phùng.
Thiếu tướng đưa tôi xem bản báo cáo về thành tích sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Khi ấy, mới giải phóng được 7 năm, tỉnh Quảng Nam nhập với Đà Nẵng, sau này mới tách ra.
Bản báo cáo nêu bật thành tích của tỉnh về phát triển nông nghiệp, theo sát chỉ đạo của Trung ương và Bộ về mở rộng diện tích trồng lúa, một trong những địa phương lập nhiều thành tích xuất sắc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương vềchuyển đổi, tập trung phát triển 7 vùng nông nghiệp chuyên canh lúa.
Thiếu tướng Tổng biên tập nói:
- Cậu đi ngay ngày mai, tuần sau về. Nông nghiệp nay đang rất chú trọng, đến địa phương cần đi sâu, điều tra kỹ, viết kinh nghiệm nêu điển hình càng tốt. Viết cho ngon vào!
Thông thường, bài chuyên về kinh tế đã có phóng viên Phòng biên tập kinh tế. Sắp kỷ niệm 30-4, Tổng biên tập muốn tôi đi viết bút ký về vùng đất giàu truyền thống cách mạng ở miền Nam, phân công tôi đi.
Sáng hôm sau, tôi chuẩn bị ba lô, túi xách, máy ảnh, sang gặp tài vụ ứng tiền, nhờnhà báo Nguyễn Phúc Ấm đèo xe đạp ra ga Hàng Cỏ. Ga chật đông người. Tôi vào mua vé. Đông người, chen chúc, lại thấy phía trước có cả gần chục cục gạch, tôi nghĩ có khi mình không mua được vé, lỡ chuyến tàu, thì gay, làm sao kịp đi Đà Nẵng? Cũng cần nói thêm về những cái cục gạch. Đó là những viên gạch vỡ, có quyền “đại diện” cho một người khi xếp hàng mua cái gì đó, cái thời mà người dân kêu là “Xếp hàng cả ngày”. Xếp hàng lâu, mỏi chân, người ta có sáng kiến mượn cục gạch thay cho người đứng xếp hàng. Nhìn cục gạch vô tri vô giác là vậy, nhưng nó có chủ cả. Người đặt cục gạch không rời đâu xa, ngồi ngay cạnh đó, canh chứng cái“vật thế thân” của mình. Ai không biết, đá cục gạch đi là sinh ra cãi cọ và có khi ăn đấm dễ như chơi.
Dạo đó, cả nước thiếu lương thực trầm trọng. Cả báo Quân đội và Tạp chí Văn nghệ quân đội chung một bếp ăn tập thể, do ông “Điềm thuốc lào” làm quản lý. Nhà báo, nhà thơ, nhà văn hàng ngày vẫn gặp nhau trò chuyện, cùng chung bàn ăn. Bữa ăn chỉ có một đĩa lạc tẩm muối rang mặn, muối bọc trắng cả hạt lạc và một tô canh rau muống, toàn cơm độn bo bo, sắn khô, khoai lang khô hoặc có khi ăn đồ ngoại là bánh mì nhập từ trời Âu về, bánh mì có rắc “mọt”. Vì bột bánh mì để lâu, bảo quản kém, bị mất chất, đầy những con mọt màu đen như con chấy cái, nhưng ông Điềm quản lý nhà ăn cứ cho trộn nháo nhào, nhiều mọt quá, làm sao mà nhặt? Nhà báo Hà Đình Cẩn nói: “Không sao, nấu chín rồi, nhai và nuốt, mọt cũng coi như thực phẩm, thế là sống được rồi”. Chị Lan nấu bếp, vợ nhà báo Trần Ngọc, còn nói đùa với tôi: “Chú Bồng đi biên giới may mà không phải ăn đạn, thế là chị mừng rồi. Về ăn “bánh mọt” có mấy hôm mà săn chắc da thịt”.
Bánh mọt là thứ bột mì bị mọt đem hấp thành bánh. Gọi là bánh, nhưng đó chỉ là thứ bột mì cho nước nhào cho nhuyễn đều, rồi nắm tròn lại như chiếc bánh bao thời nay. Sau đó, đem hấp. Một bữa ăn mỗi người đang sức trai chỉ được hai nắm mì mọt, đói muốn chết.
… Cái đúng của chủ trương quy hoạch 7 vùng trông lúa chuyên canh thời đó là để tập trung giải quyết vấn đề lương thực.
Nhưng cái sai là do tác phong quan liêu, không đi sát thực tế cơ sở, không đi điều tra khảo sát kỹ. Hầu như cứ ngồi trên bàn giấy, nhìn bản đồ mà thấy vùng nào ven các con sông lớn là khoanh lại nằm trong quy hoạch vùng lúa chuyên canh…
Tôi vào Quảng Nam-Đà Nẵng. Chánh Văn phòng UBND tỉnh bố trí nghỉ phòng khách, rồi nói với tôi:
- Anh Bồng, chờ tôi xin ý kiến lãnh đạo, đi vùng nào sẽ có người đưa đi.
Tôi nói:
- Không cần phải phiền người khác, anh ạ! Văn phòng cho ăn nghỉ là tốt lắm rồi. Sáng mai tôi sẽtự đi.
Chánh Văn phòng hỏi:
- Anh đi đâu?
- Cũng chưa tính, tùy cơ ứng biến mà.
Chánh văn phòng gãi tai, rồi nói:
- Vậy, tùy anh nhé, mai cứ đi, hôm sau về lại gặp nhau.
Nghềlàm báo ra Bắc vào Namnhiều, ga Đà Nẵng tôi cũng qua nhiều lần. Nhưng nay mới có dịp vào công tác.
Tôi nghĩ, tỉnh này có huyện Điện Bàn, quê hương anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, một vùng quê truyền thống cách mạng. Thế là tôi đi Điện Bàn. Đến huyện ủy Điện Bàn, tôi thấy có cả hơn 50 chục nông dân đứng gần khắp sân Huyện ủy. Bí thư Huyện ủy Lê Văn Chân, Thiếu tá quân đội chuyển ngành ra dân sự theo chủ trương tăng cường cho cấp huyện. Ông nói:
- Dân kéo lên huyện thưa kiện đấy!
- Chuyện gì anh?
- Mấy năm nay trồng lúa đói, dân đang đòi cho bà con được trở lại nghề truyền thống là trồng dâu nuôi tằm, trồng dưa hấu. Trên chủ trương thì dưới phải làm, nhưng kỳ thực đất này mà bắt dân trồng lúa thì đói là cái chắc.
Mấy ngày ở Điện Bàn, tôiđược biết, huyện này ven sông Thu Bồn, sông Thanh Quýt, đất tự nhiên rất nhiều phù sa. Nhưng chủ yếu là đất bãi ven sông, đất cát pha, từ lâu người nông dân nớiđây đã quen nghề trồng dâu nuôi tằm, trồng dưa hấu bãi bồi.
Với điều kiện đất đai như vậy, muốn đưa cây lúa và màu vào thâm canh tăng vụ thì phải kèm theo một hệ thống thuỷ lợi đồng bộ, có bờ vùng, bờ thửa, mương tưới, mương tiêu. Điều kiện đáng cân nhắc trong việc lên quy hoạch trồng trọt, bên cạnh những căn cứ về đất đai, khí hậu, giống cây trồng, còn phải chủ ý đến thói quen và kỹ năng của người lao động.
Con gái Gò Nổi, Kỳ Lam
Ươm tơ thật khéo, chăn tằm giỏi giang
Bảo em đi cấy ruộng làng
Hàng sông thưa thớt, hàng ngang thì dày.
Cấy lúa nước thì hàng sông phải dày, hàng ngang phải thưa. Khi người dân nơi đây từ xa xưa chưa quen nghề trồng lúa thì cấy ngược cách như vậy. Câu ca dao từ những năm xa xưa ấy đã không định kỹ năng lao động cái "thói quê lề đất" của vùng Gò Nổi, Kỳ Lam. Quy hoạch thâm canh đầu năm 1976 chuyển vùng bãi bồi Điện Quang thành vùng chuyên canh lúa là không hợp lý.
Người dân Gò Nổi ai cũng quen thuộc những câu hò:
Cây đa mô cao bằng cây đa Bàng Lãnh
Đất mô thanh cảnh bằng đất Bảo An
Em là con gái Quảng Nam
Xuôi đò Cửa Đại ghé sang hòn Chàm.
Bàng Lãnh ở trung tâm Gò Nổi, nay là xã Điện Trung. Thời Nhà Nguyễn gọi vùng này là Bảo An nay là xã Điện Quang; còn hòn Chàm, tức Cù lao Chàm, cách thị xã Hội An gần 20 km về phía đông.
Từ thời xa xưa, đất Bảo An đã nổi tiếng là miền quê đẹp giàu "Nhất thương con gái Bảo An, nhất yêu sợi kén tơ tằm Kỳ Lam”… Lê Quý Đôn trọng cuốn Phủ biên Tạp lục đã viết: "Xứ Quảng Nam là đất phi nhiêu nhất thiên hạ. Người Điện Bàn trồng dâu quen tay có tiếng, biết dệt vải lụa vóc đoàn lĩnh là, hoa màu khéo đẹ .Ruộng đồng ở đây rộng rãi, gạo lúa tốt đẹp, trầm hương , tóc hương, sừng tê, ngà voi, vàng bạ , đồi mồi , bông, sáp, đường, mật, cau, hồ tiêu, cá, muối , ...đều sản xuất ở đây ".
Tôi nghĩ, một vùng quê vốn từ xa ưa trù phú như vậy, mà chiến tranh tàn phá, con người tự hãm nhau, có khi còn nói dối nhau, để dân đói thế này.
Tôi quyết định không viết bài theo kiểu dựa vào báo cáo thành tích. Dạo đó, viết bài nêu thực trạng, nói dân đói, dân thưa kiện, nhất là nói chủ trương sai, nghị quyết sai là khó lắm.
Tiêu đề phóng sự đăng dài kỳ trên báo Quân đội nhân dân của tôi là “Vùng hạ lưu Thu Bồn”, nghe cũng nhẹ nhàng cho “dễ lọt”. Tôi nộp bài cho Trưởng phòng biên tập lúc gần trưa, thì khoảng 3 giờ chiều, Tổng biên tập gọi tôi lên. Ông ngồi im một lúc rồi hỏi:
- Cậu đi cả tuần, sao về viết bài như thế này? Mà đây lại là bài phê bình chủ trương, đường lối phát triển quy hoạch chuyên canh lúa của Đảng. Đâu phải như trước hôm cậu đi tôi đã giao việc?
Tôi ngồi lặng im, xem Tổng biên tập còn “phán” gì không.
Ông hất hàm, động viên:
- Có gì thì nói đi!
Tôi chần chừ rồi mạnh dạn báo cáo với Tổng biên tập toàn bộ thực tế tai nghe mắt thấy ở Điện Bàn. Nghe xong, trầm tư suy nghĩ một lúc, Thiếu tướng Trần Công Mân nói:
- Tư liệu đưa vào bài viết có chắc chắn không?
Tôi nói là rất thực tế, nếu có gì sai tôi chịu trách nhiệm.
- Hứ, chịu trách nhiệm? Kể cả hạ cấp, treo bút?
- Vâng ạ!
… Bài báo đăng lên đúng dịp Đại hội Đảng toàn quốc Lần thứ 5 đang diễn ra tại Hội trướng Ba Đình. Các đại biểu dự Đại hội Đảng đều đọc.
Báo đăng kỳ phóng sự thứ nhất được một ngày, tôi phải lên phòng khách của Tòa soạn số 7-Phan Đình Phùng tiếp 3 vị cán bộ ở Ban Nông nghiệp Trung ương và Bộ Nông nghiệp. Họ nói là đến Tòa sọan gặp tác giả để trao đổi về những nội dung báo nêu.
Một người nghiêm mặt hỏi:
- Đồng chí là Bùi Văn Bồng?
- Vâng, tôi đây ạ!
- Tưởng “cứng tuổi’rồi, thế mà còn trẻ quá!
- Dạ, vậy là sao ạ?
- Là viết bài mạnh tay như thế, thường là nhà báo có sạn đầu rồi, sao đồng chí còn quá trẻ mà dám viết...?
- Dạ, xin hỏi các anh, các bác, bài báo có gì sai ạ?
Một vị có vẻ hơi bị trực tính, nói:
- Đất nước thồng nhất đã 7 năm rồi, đồng chí viết trong bài, nói là dân vùng kháng chiến xưa còn đói, do chủ trương trồng lúa sai, thế là không được.
Nghe câu đó, tôi hỏi lại:
- Đói cả nước chứ có riêng vùng nào đâu? Thế chỗ cơ quan các bác không phải ăn độn bo bo, sắn "gạc nai", ăn bánh mì mọt à?
Người ngồi cạnh vỗ nhẹ vai của ông đang nói là không có ai bị đói; rồi nháy mắt, ý là thôi, đừng nói nữa. Rồi ông ta có vẻ ôn tồn:
- Đất nước đang khó khăn về lương thực, chủ trương quy hoạch các vùng chuyên canh lúa là giải quyết vấn đề cấp bách về lương thực, Hơn nữa, dịp này đang Đại hội Đảng, đồng chí lại nói “quy hoạch trong bốn bức tường, trên bàn giấy”, lại ám chỉ quan liêu…Sao đồng chí lại viết như vậy?
Không biết lúc đó mệt, đói bụng, hay khó chịu vì cách nói của họ, tôi nói luôn:
- Dạ thưa…Các bác, các anh. Các cụ, các bác, các anh đã đến tận Điện Bàn, đến cả nhà riêng của cụ Thoàn, thân sinh anh Trỗi, thấy cụ đang phải ăn ngày hai bữa cháo chưa ạ? Các anh hùng, dũng sĩ Trần Thị Vân, Trần Thị Lý cũng kêu là cần giúp dân trở lại nghề trồng dâu nuôi tằm...
Họ nhìn nhau. Liếc xéo, rồi nhìn xoáy vào tôi. Một vị nói:
- Chúng tôi chưa đến, nhưng hiểu hết. Báo cáo của địa phương và các cán bộ chuyên ngành cho thấyđiều mà đồng chí nêu trong bài báo là phản ứng lại việc khoanh vùng trồng lúa…
- Báo cáo các đồng chí! – Tôi đổi cách xưng hô, và nói lièn một mạch – Tôi không hề có ý phản ứng chủ trương mở rộng các vùng chuyên canh lúa. Tôi chỉ nói lên thực trạng là quy hoạch cũng phải tùy vùng, tùy nơi. Không thể cứ ven sông là bắt dân trồng lúa. Tôi chỉ khoanh hẹp bài viết ở một số xã vùng Gò Nổi, lý giải như trong bài các anh đã đọc. Trồng lúa ở vùng này hoàn toàn không phù hợp thổnhưỡng, thủy lợi, trình độ canh tác, kinh nghiệm và kỹ năng nhà nông. Các đồng chi sắp xếp vào trong đó một chuyến đi, dân đói, kiện xã, xã chỉ lên huyện... Huyện có mấy bản báo cáo rồi, nhưng vẫn chưa được giải quyết. Bài phóng sự“Vùng hạ lưu Thu Bồn” tôi viết đúng sự thật, không có gì sai, thậm chí mới chỉ nêu gần một nửa sự thật. Nếu các đồng chí điều tra, kiểm tra, xác minh thấy tôi viết sai các đồng chí cứ đề nghị Tòa soạn kỷ luật.
Trao đổi một lúc, hỏi cặn kẽ thêm, nhiều chỗ như lục vấn. Trước khi ra về, một vị dịu giọng:
- Hỏi đồng chí vậy thôi, cho rõ. Có gì chúng ta còn làm việc tiếp, nếu cần!
Hôm sau, Tổng biên tập nói với tôi:
- Sau khi gặp cậu, họ lên phòng làm việc gặp lại tôi lần nữa và nói rằng: “Phóng viên của anh nói cũng có lý, chúng tôi sẽ về bàn bạc thêm”...Vậy cũng tạm ổn, không có chuyện gì.
Thế đấy, nhà báo cần trung thực, có trách nhiệm với bài viết, có khả năng phân tích và bản lĩnh là rất tốt. Cái chính là bài viết phải đảm bảo phản ánh trung thực, đúng thực tế, đủ chứng lý, khi bị “lục vấn” là phải cứng cỏi, có lý, có tình, bảo vệ được cái đúng, phê phán cái sai thì khó ai có thể làm gì được.Tôi chào Tổng biên tập và xin phép về phòng làm việc. Ông nói:
- Bài này còn đăng tiếp, không dừng, không bóc đi. Thế đấy! Cậu nên nhớ, viết cái gì mà đụng đến chủ trương một chút thôi, dù có phản biện đúng, phê đúng, là bị "sờ" ngay, người viết cần đủ chứng lý, dám chịu trách nhiệm về bài viết của mình; người duyệt cho đăng cũng cần bản lính, chính kiến và có trách nhiệm với chữ ký...
Biết chuyện, một hôm sau bữa cơm trưa, nhà thơ Thu Bồn đang ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội ăn chung bếp với báo QĐND, nói khẽ với tôi: "Thời này nó thế, viết phải lách, nều cứ sự thật tương lên không khéo bị nó ... thịt".
Tổng biên tập Trần Công Mân là người hiền mà bản lĩnh mạnh, không như người khác hơi chút là xin ý kiến trên. Đó là một Tổng biên tập luôn luôn giữ vững lập trường, chính kiến của mình, ghét thói nịnh hót; ông không tâng bốc, tâng công với ai, dám nói, dám nghĩ, dám làm và nhất là dám chịu trách nhiệm. Gặp sự chỉ đạo, chỉ giáo mà không đúng thì không dễ gì ông phải làm theo. Ông tôn trọng phóng viên, biết thế mạnh, điểm yếu của từng người. Bài nào ông còn nghi hoặc, thấy chưa chắc chắn thường trao đổi trực tiếp với phóng viên, người trực tiếp đi cơ sở, bám sát vấn đề, kèm theo những nhận xét, phân tích, ít khi giao cho Trưởng phòng Biên tập gặp phóng viên rồi nghe báo cáo lại...
Thời kỳ đó, Ban biên tập báo QĐND là một Ban biên tập mạnh, có tâm, có tài, giàu bản lĩnh, lấy uy tín tờ báo với bạn đọc làm tiêu chí hàng đầu. Uy tín báo QĐND thời đó rất cao trong lòng bạn đọc.
Chắc ai cũng nhớ: Năm 1987, trên báo Quân đội nhân dân xuất hiện bài báo “Sự thật về nhà ở của đồng chí Tô Duy” đã gây chấn động dư luận. Ông Tô Duy là Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước, hàm ngang Bộ trưởng. Động đến một vị lãnh đạo, hàm Bộ trưởng là một chuyện “động trời” vào thời kỳ đó. Theo bài báo nêu thì ông Tô Duy với cương vị là Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước đã lạm dụng chức quyền và ảnh hưởng của mình để chiếm dụng quá tiêu chuẩn diện tích nhà ở (tham nhũng) nên đã gây tình trạng mất đoàn kết nghiêm trọng ở cơ quan và dư luận xã hội. Đơn thư gửi đến nhiều cơ quan, trong đó có báo Quân đội nhân dân (QĐND). Nhà báo Trần Đình Bá, đồng đội, đồng nghiệp của tôi tâm sự: "Nhận được thư của bạn đọc, tôi hiểu rằng nếu có làm vụ này sẽ động đến vùng cấm. Những cán bộ cao cấp như ông Tô Duy đều thuộc quyền quản lý của Ban Bí thư, Bộ Chính trị. Nhưng, chịu Thủ trưởng Mân, thời đó mà rất bản lĩnh, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước quyết định của mình thì mới đưa vụ này lên báo được"...
Về bài phê phán cái sai trong việc bắt dân Gò Nổi trồng lúa, điều cần ghi nhận về sự kịp thời sửa sai của Trung ương và Bộ Nông nghiệp là chỉ vài vụ sau, nông dân vùng ven sông Thu Bồn có nghề trồng dâu nuôi tằm được bỏ cây lúa, tiếp tục nghề truyền thống trên đồng bãi của mình. Những nồi ươm tơ, khung dệt, nong tằm, giá kén đã mốc meo, hư hỏng được lau chùi, sửa lại và đem ra sử dụng. Một lần ra Hà Nội họp, ông Chân, Bí thư Huyện ủy, đem ra hai kg lạc (đậu phộng) và một kg cá khô, thăm và ngỏ lời cảm ơn tác giả.
Câu chuyện đặc sệt nghề nghiệp này cách đây đã hơn 30 năm, lần ấy tôi cứ tưởng mình sẽ bị kỷ luật treo bút!