Trong buổi tọa đàm về quyển sách NẮNG ĐƯỢC THÌ CỨ NẮNG của anh Phan An Sa hôm nay,[ 18-8-2013] tôi sẽ không bàn về tài năng ,đạo đức và nhân cách của cụ Phan Khôi trong lĩnh vực báo chí và văn chương .Việc ầy để nhường cho những nhà học thuật , những nhà phê bình văn học nghệ thuật uyên bác. Ở đây tôi chỉ xin nêu ra một số hành động đàn áp và đối xử của chính quyền C/S đối với những người tham gia vào phong trào NHÂN VĂN - GIAI PHẨM nói chung và với cụ Phan Khôi nói riêng . BỐI CẢNH LỊCH SỬ NHỮNG NĂM 1955—1959. Những năm cuối đời của cụ Phan Khôi : Những năm từ 1955 đến 1959, một nửa đât nước Việt Nam từ vỹ tuyến17 trở ra với ba sự kiện “long trời lở đất” xảy ra vô cùng đau thương , tang tóc: . 1 Cải Cách Ruộng Đất 2 Phong trào NhânVăn – Giai Phẩm 3 Cải tạo Tư Bản
Bài hát đã làm trong thời gian không biết bao nhiêu ngày tại căn gác hẹp 45 Nguyễn Thượng Hiền... khi ấy nhạc sĩ chưa được gặp các chiến sĩ cách mạng và không biết họ hát như thế nào... Đó là những kỷ niệm về bài Quốc ca do chính con trai ông, nhạc sĩ Văn Cao, nhà văn Nghiêm Bằng kể lại