Nhà báo Hoàng Linh sinh ngày 13-10- 1962, công tác tại Báo Tuổi Trẻ TPHCM từ tháng 8- 1989. Bản án hình sự phúc thẩm số 2114 /HSPT từ ngày 15 – 9- 2003 đến 30- 10- 2003 đã tuyên Hoàng Linh 12 năm tù, thời hạn tính từ ngày bắt tạm giam 22- 3- 2002. Ngày 24/10/2007 Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam ký quyết định đặc xá cho nhiều phạm nhân đã cải tạo tốt và đã khắc phục hoàn toàn hậu quả vụ án, trong số đó có nhà báo Hoàng Linh. Cũng như nhiều mảnh đời hoàn lương khác, với sự giúp đỡ của xã hội, nhà báo Hoàng Linh đã có việc làm và ổn định cuộc sống. Những ngày tháng tăm tối trong lao tù được nhà báo Hoàng Linh viết lại thành những hồi ức in 2 kỳ trên ấn phẩm Dòng Đời số 1 phát hành ngày 25-5-2012 và Dòng Đời số 2 phát hành ngày 1-6-2012
Câu chuyện này xảy ra năm 1985, thế kỷ trước. Khi đó tôi giảng dạy trong trường Nghệ thuật sân khấu 2 (125 Cống Quỳnh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh). Ngày đó chúng tôi dựng vở "Loài hoa bất tử" ( LHBT) của nhà viết kịch Luu Quang Vũ cho các em học sinh diễn viên thi tốt nghiệp. Kịch bản này nói về tình yêu của một thầy thuốc dành cho bệnh nhân phong. Bác sĩ Nhân đã tiêm vào cơ thể mình máu mủ của người hủi để chứng minh "bệnh phong không dễ lây". Tôi đã xúc động đến trào nước mắt khi đọc kịch bản. Đây là một bài ca về lòng nhân ái của một nhà khoa học đã dành cả cuộc đời mình cho những con người bất hạnh bị mắc bệnh phong. Vở diễn LHBT đã thành công tốt đẹp. Chúng tôi quyết định sẽ đem vở diễn đó đến với công chúng. Khán giả mà tôi muốn phục vụ đầu tiên vở diễn này là những bệnh nhân ở các trại phong. Bởi tôi muốn chia sẻ nỗi đau với họ. Điều quan trọng nữa là tôi muốn truyền vào tâm hồn những người học trò của tôi tình yêu thương dành cho những con người bất hạnh. Các em chỉ có thể trở thành những nghệ sĩ chân chính khi trái tim chúng biết rung động trước nỗi đau của đồng loại
Về mặt khoa học tự nhiên, đem con số 30 so với 300 là một điều quá khập khiểng. Nhưng với khoa học xã hội, đem 30 so với 300 thì không có ý nghĩa khác nhau giữa phá và xây. Tính từ ngày ông Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam mỡ cõi và thời điểm ông Nguyễn Văn Thọai cất công tạo ra kênh rạch miền Nam để canh nông và giao thương miền đất mới, thế mà đã hơn 300 năm có lẻ. Thế mà vì tiền người ta đi lấp kênh rạch để làm khu đô thị mới. Miền đất mới, những ngày đầu là rừng thiêng nước độc, không thiếu ác thú. Vùng đất mà con người phải sống với nhau bằng sự đùm bọc, chở che để mong tồn tại với những tử thần luôn rình rập xung quanh.
Lời dẫn của Nguyễn Huệ Chi: Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước. Vài ngày sau tôi nhận được điện của ông, giọng rõ từng tiếng: “Thưa anh HC, tôi đã ra viện, đã trở về với đội ngũ. Sẽ sớm có bài viết tính sổ đời mình gửi đến anh”. Bồi hồi sung sướng, tôi vâng lên một tiếng thật to ở đầu dây bên này, và từ đó cứ chờ đợi bài ông. Thì hôm nay, bỗng nhận được bài viết dưới đây trong e-mail với lời gửi gắm kèm thêm nói qua điện thoại: “Anh sửa chính tả thật kỹ giúp tôi, bởi đối với một người vừa qua cơn bệnh hiểm nghèo có thể viết còn nhiều lỗi. Nhưng toàn bộ những ý tưởng trong bài là của tôi, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm”.
Trong cuộc đời làm báo, tôi không thể quên được một trong nhiều kỷ niệm nghề nghiệp liên quan đến cấp trên và cơ quan chức năng có tính chất “dạy cho nhà báo một bài học”
thấy tổng kết chỉ trong hai năm 2012 và 2013 có đến 68 sản phẩm rút ra từ các đề xuất, quyết định hoặc các nghị định đỉnh cao trí tuệ như sau: Quehuong Keugoi 28 phút trước • MỊ DZÔ ! BÀ CON NHỮNG QUYẾT ĐỊNH , ĐỀ XUẤT , PHÁT NGÔN của những đầu óc ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ chỉ vẻn vẹn từ năm 2012 đến nay
(Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm từ ngày 30/4/1975)
“Nam Phong có vai trò quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam, nó cũng đã gây một ảnh hưởng rất sâu xa trong giới trí thức Việt Nam trước kia”. Thế nhưng nhận định về mục đích ra đời, về tên gọi và việc đóng cửa của tạp chí văn học này, hiện vẫn có tình trạng mỗi người một phách, có chỗ suy diễn tùy tiện, thiếu căn cứ. Để góp một chút tư liệu cho các bạn đọc quan tâm, chúng tôi xingiới thiệu một bài viết trên Báo chí tập san bộ 3 năm 1972 của Huỳnh Văn Tòng. Trước khi công bố bài báo này, tác giả Huỳnh Văn Tòng đã đệ trình luận án tiến sĩ của ông về Lịch sử báo chí Việt Nam tại Đại học văn khoa và Khoa học nhân văn ở Pari (Sorbone) năm 1971
Mục đích bài biên khảo này là tìm hiểu việc xây dựng báo Phong Hoá Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn trong suốt thập niên 1930, đưa đến việc hiện đại hoá nghề báo và thúc đẩy nguyên một cuộc cách mạng văn chương, văn hoá Việt Nam. Đồng thời khám phá sự thực về đời sống của thành viên Tự Lực Văn Đoàn, cái phần lâu nay vẫn bị hiểu lầm
Ngày 1 tháng 12 năm 2009, tại hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã tổ chức tang lễ cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập theo nghi thức quốc gia và tổ chức an táng tại quê nhà (xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Tháng 3 năm 2010, Ban liên lạc Họ Hà Việt nam đã xuất bản sách Cuộc tìm kiếm hài cốt cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập, theo giấy phép số 13/GP-STTTT do Sở Thông tin Truyền thông Hà Tĩnh cấp ngày 9/2/2010.
(ĐVO) – “Trình tự thẩm định đã có quy định cụ thể nên phải thực hiện theo. Nguyên tắc là sau khi chủ đầu tư nộp báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thì cần thời gian để thành viên hội đồng thẩm định nghiên cứu, tổ chức phiên họp đóng góp ý kiến và báo cáo Chính phủ. Quan điểm của bộ là hiện nay chưa trả lời được về việc này, tinh thần là thực hiện theo đúng quy định pháp luật”.