Địa chỉ:     18B2 Đường số 3, Phường 15, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
                 Tel:           (84) 0909 466 876
                 Email:        duy.pham@dangduylawyer.com
                 Skype:       dangduylawyer 

Kế hoạch thương lượng

Đăng lúc: Thứ ba - 06/08/2013 20:06 - Người đăng bài viết: dangduy
Trong bất cứ cuộc thương lượng nào, việc chuẩn bị một kết hoạch thương lượng là tối cần thiết để đạt kết quả tốt nhất. Có một số nhà thương lượng bỏ qua công đoạn này khi cho rằng cái xảy ra khi mặt đối mặt với nhau là quan trọng hơn. Sau đây là một số bước mà bạn cần phải nêu ra trong bản kế hoạch của mình
Bước 1: Xác định các vấn đề.
 
Phân tích tình huống xung đột có thể xảy ra theo quan điểm của bạn. Nhìn vào từng vấn đề và quyết định vấn đề nào là chính yếu và thứ yếu. Kinh nghiệm sẽ giúp bạn xác định đúng vấn đề. Căn cứ từng vấn đề, mà bạn lập ra danh sách các chuyên gia có thể cho bạn lời tư vấn, hoặc cung cấp thông tin hoặc chuyên môn hữu ích.
 
Bước 2: Tổng hợp các vấn đề, và xác định lịch trình đàm phán.
 
Liệt kê tất cả vấn đề theo trình tự tính chất quan trọng của chúng, cái nào quan trọng thì ưu tiên đặt trước. Có một số vấn đề liên quan và do đó phải đi liền nhau.
 
Bước 3: Phân tích đối phương

Tuy việc thu thập thông tin về đối phương là khó khăn, nhưng nếu chúng ta có được thông tin của đối phương thì rất cần thiết để lập phương án tối ưu. Tại giai đoạn này, nên xerm xét mối quan hệ của mình với đối phương vì điều này sẽ tác động đến những diễn biến tiếp theo mà bạn thiết kế trong kế hoạch đàm phán. Tất cả nghiên cứu, phân tích của bạn sẽ tác động đến cách thức mà bạn làm việc với đối phương
Bước 4: Xác định lợi ích cốt lõi
 
Bạn phải đặt những câu hỏi như: “Tại sao bạn muốn mục tiêu này. Tại sao mục tiêu này lại quan trọng đến bạn?” Nó giúp bạn khám phá lợi ích và sự khác biệt giữa các bên trong quá trình đàm phán.
 
Bước 5: Tham vấn người khác.
 
Ngoại trừ một cuộc thương lượng đơn giản, thông thường có thể có một bên thứ 3 liên quan. Ví dụ, nếu bạn đang thương lượng một khoản vay ngân hàng, thì nhân viên ngân hàng phải thông báo cho cấp trên của họ, người cấp trên này sẽ là một bên thứ 3 liên quan. Hoặc bạn có thể tham vấn chuyên gia về một vấn đề nào đó hoặc cách thức đàm phán như thế nào. Tuy nhiên, bất cứ bên nào liên quan đến cuộc thương lượng cũng phải liệt kê trong bản phân tích và kế hoạch thương lượng của bạn càng sớm càng tốt nhằm giúp bạn thấy được toàn cảnh cuộc đàm phán.
 
Bước 6: Đặt ra các mục tiêu cho từng giai đoạn của quá trình thương thương lượng và kết quả đạt được.
 
Phải nắm rõ các giai đoạn, địa điểm, khung thời gian, ai sẽ liên quan và điều gì sẽ xảy ra nếu đàm phán thất bại. Bạn cũng cần xem xét đến điều mà đối phương quan tâm, mục tiêu nào cần phải cương quyết đạt được và mục tiêu nào là linh hoạt.
 
Bước 7: Xác định giới hạn của bạn.

Bạn có thể thấy được điều này khi có được bức tranh toàn diện về mục tiêu và thứ tự ưu tiên của các mục tiêu. Điều này giúp bạn điều chỉnh kế hoạch của mình khi cần thiết. Ví dụ, khi đối phương bác bỏ một điều khoản trong khi đàm phán, bạn có thể sẵn sang đánh giá lại điều khoản này và quyết định điều gì nên đàm phán tiếp theo. Phải biết những giới hạn của mình là thực tế, nghĩa là hiểu rõ mức độ tối đa và tối thiểu về mục tiêu đặt ra. Mục tiêu nào quan trọng thì đặt ưu tiên và phải nỗ lực đạt được, và ngược lại. Vị thế của bạn trong cuộc thương lượng sẽ tốt hơn nếu bạn đoán trước cái mà đối phương có thể đề xuất cho bạn, và cái tương đương mà bạn có thể dành cho đối phương.

Bước 8: Triển khai phương án tranh luận.

Sau khi đã biết mục tiêu và mối quan tâm của mình, bạn hãy nghĩ phương án tranh luận tối nhất để đạt được mục tiêu của mình. Bạn cần những dữ kiện để làm cho phương án tranh luận có hiệu quả thông qua biểu đồ, đồ họa, ý kiến chuyên gia, hồ sơ lưu trữ.
Tác giả bài viết: Luật sư Phạm Đăng Ngọc Duy
Nguồn tin: Dịch từ sách Mastering Business Negotiation
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Chào mừng đến với website Công ty Luật Đăng Duy