Tại phố bún Huế lâu năm đầu đường Láng, một chủ cửa hiệu nói rằng quán mình mới là đặc sản ra đời sớm nhất của phố này. Sát cạnh đó, cũng bán bún Huế, bà chủ lại bảo ngày trước có thuê nhà ngay cạnh nhưng chủ nhà thấy làm ăn uy tín khách đông nên không cho thuê nữa mà mở luôn quán bún rồi trưng luôn biển quán bún “đặc truyền từ nghệ nhân Huế”…
Ở Hà Nội thỉnh thoảng hay bắt gặp phở gia truyền, bún đặc truyền, hay nem tai chính hiệu… Lắm gia truyền, nhiều chính hiệu nhưng phân biệt được thật, giả cũng không phải là chuyện dễ.
Ba cửa hiệu bún chả Sinh Từ nằm sát cạnh nhau, ai cũng nhận mình là chính hiệu và chất lượng lâu năm...
Theo như lời chú thích lưu ý cửa hiệu này thì cửa hiệu bên cạnh không phải là chính hiệu..
Đến cửa hiệu thứ ba thì cho rằng hai cửa hiệu bên cạnh là mới mở
Hết bún chả tới bún Huế, nằm sát cạnh nhau nhưng kể cả phục vụ lẫn chủ quán đều quả quyết nhà bên cạnh là giả mạo
Đặc truyền từ nghệ nhân ở tận trong Huế. Chủ quán bún này nói vậy...
Trong hai nhà chỉ một nhà là chính hiệu nhưng để phân biệt cũng không dễ
Rồi đến phở, đi đâu cũng bắt gặp gia truyền. Thiết nghĩ Hà Nội nên có chủ trương thành lập "Hội phở gia truyền" để các hiệu phở có nơi sinh hoạt về về chuyên môn nấu phở gia truyền
Thương hiệu bánh khúc cô Lan được nhiều người biết tới ở phố Nguyễn Công Trứ nhưng có thể bắt gặp hàng rong bánh khúc cô Lan tận Hoài Đức hoặc Đan Phượng. Có lẽ, các chủ nhân của thương hiệu gia truyền cũng cần đăng ký thương hiệu để tự bảo vệ mình trong thời buổi cạnh tranh hút khách
T.Chí